Nick Leeson là ai? Khó khăn của Nick Leeson khiến Barings sụp đổ

Nick Leeson là ai? Thông thường, một ngân hàng muốn sụp đổ cần chịu tác động từ nhiều yếu tố vĩ mô, trong đó suy thoái kinh tế hoặc lạm phát thường đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, với Barings là một ngân hàng có bề dày lịch sử hơn 227 năm, nguyên nhân dẫn đến sự phá sản lại không đến từ những cú sốc kinh tế lớn, mà chỉ gói gọn trong cái tên Nick Leeson. Vậy ông đã tác động thế nào đến sự sụp đổ của Barings? Hãy cùng Coin568 khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan thông tin về nhân vật Nick Leeson

Trước khi đi tìm hiểu về nhân vật Nick Leeson là ai thì chúng ta cùng nhau điểm qua đôi nét về Ngân hàng Barings, đây là một trong những Ngân hàng thương mại tồn tại lâu đời nhất tại quốc gia Anh. Barings được khởi công xây dựng và hoạt động vào năm 1762 bởi Francis Baring. Trong suốt thời gian dài hoạt động, Ngân hàng Baring đã chứng kiến và trải qua rất nhiều sự kiện lịch sử lớn, mang về nhiều thành công trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, còn mang đậm bản chất lịch sử của Pháp khi ngân hàng này tài trợ chủ yếu cho Napoleon trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ 19.

Chân dung của nhân vật Nick Leeson
Chân dung của nhân vật Nick Leeson

Cũng giống như các ngân hàng khác trên thế giới, khoảng thập kỷ cuối của thế kỷ 20, thời điểm này các sản phẩm tài chính phái sinh được sinh sôi và thống lĩnh thị trường với tiêu chí là “High Risk, High Reward”. Đây cũng là cơ hội lớn để ngân hàng Barings phát triển và thực hiện kế hoạch tài chính phái sinh của mình. Nhìn thoáng qua, ngân hàng tuy thu về lợi nhuận không quá cao nhưng cách vận hành vô cùng chắc chắn, chỉ đến thời điểm Nick Leeson xuất hiện.

Trước khi gia nhập vào Barings, ông sống trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó vô cùng, đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn và vất vả. Cha của Nick Leeson kiếm sống bằng nghề tay chân với tiền lương thấp, gia đình phải sống tiết kiệm để Nick có thể học tập đầy đủ. Khi bước vào trung học, Nick Leeson đã phải làm thêm để trang trải cho cuộc sống, công việc đầu tiên mà ông làm là tại Coutts & Company. Sau đó một khoảng thời gian, ông chuyển sang Morgan Stanley và làm việc ngoài giờ sau khi học tại giảng đường.

Sau khi hoàn thành việc học, Nick đã được nhận vào làm việc cho Baring, sau đó một năm ông được chuyển đến Jakarta. Chuyến đi này không chỉ đơn giản là để Nick Leeson xử lý các công việc cần thiết mà cũng là phép thử để xem năng lực thật sự của Nick như thế nào. Sau chuyến công tác ấy, mọi tài năng của ông đều được bộc lộ khi các hợp đồng chưa đáo hạn đến 100 triệu bảng Anh, đây là công việc vô cùng khó khăn nhưng đã được Nick giải quyết chu toàn.

Con đường sự nghiệp của Nick Leeson

Nick Leeson từng là một trader tài năng, nhưng chỉ một sai lầm đã khiến ông trở thành kẻ sụp đổ cả ngân hàng Barings danh tiếng. Từ một ngôi sao trên sàn giao dịch, ông rơi vào vòng lao lý vì những khoản lỗ khổng lồ bị che giấu. Câu chuyện của Leeson là bài học đắt giá về rủi ro, lòng tham và kiểm soát.

Barings Bank

Tháng 4/1992, Barings quyết định mở văn phòng giao dịch Hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Singapore, chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán giao dịch trên Sở Giao dịch Tiền tệ Quốc tế Singapore (SIMEX). Mặc dù đã nắm giữ một suất thành viên tại SIMEX từ trước, Barings chỉ chính thức kích hoạt khi bổ nhiệm Nick Leeson làm tổng giám đốc, giao cho ông phụ trách cả bộ phận giao dịch (front office) lẫn kiểm soát rủi ro và thanh toán (back office).

Trước khi sang Singapore, Leeson từng bị từ chối cấp giấy phép môi giới tại Anh do gian lận trong đơn đăng ký, ông đã không khai báo một phán quyết tài chính chống lại mình từ Ngân hàng National Westminster. Tuy nhiên, cả Leeson lẫn Barings đều không tiết lộ điều này khi nộp đơn xin cấp phép hoạt động tại Singapore.

Mở rộng hoạt động và những giao dịch đầu tiên của Leeson
Mở rộng hoạt động và những giao dịch đầu tiên của Leeson tại Barings bank

Từ năm 1992, Leeson thực hiện các giao dịch đầu cơ trái phép, ban đầu mang về lợi nhuận lớn cho Barings khoảng 10 triệu bảng Anh, chiếm 10% tổng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng. Nhờ đó, ông nhận được khoản thưởng 130.000 bảng trên mức lương cơ bản 50.000 bảng. Để che giấu các khoản thua lỗ phát sinh, Leeson sử dụng một tài khoản lỗi là loại tài khoản thường dùng để điều chỉnh sai sót trong giao dịch. Ban đầu, tài khoản này được dùng để che đậy một lỗi của cấp dưới khi vô tình bán thay vì mua 20 hợp đồng tương lai cho Fuji Bank, gây tổn thất 20.000 bảng.

Về sau, Leeson tiếp tục tận dụng tài khoản lỗi để bù đắp cho các giao dịch thất bại của chính mình và những sai sót từ đồng nghiệp. Một trong những trường hợp điển hình là ông đã dùng tài khoản này để xử lý sai lầm của một nhân viên giao dịch hay đến làm việc trong tình trạng thiếu tỉnh táo sau những buổi tiệc tùng thâu đêm.

Leeson thừa nhận rằng bước ngoặt dẫn đến sai phạm nghiêm trọng xảy ra khi ông quên đối chiếu khoản chênh lệch 500 hợp đồng, khiến ngân hàng tổn thất 1,7 triệu USD. Nhằm che giấu sai lầm và bảo toàn công việc, ông tiếp tục sử dụng tài khoản lỗi để che đậy lỗ hổng tài chính. Mặc dù khẳng định không tư lợi cá nhân từ tài khoản này, các điều tra viên năm 1996 đã phát hiện khoảng 35 triệu USD nằm rải rác trong các tài khoản ngân hàng có liên quan đến Leeson.

Sụp đổ và kết cục pháp lý

Đến cuối năm 1992, khoản lỗ trong tài khoản lỗi đã vượt mức 2 triệu bảng, tăng lên 23 triệu vào cuối năm 1993 và leo thang chóng mặt lên 208 triệu bảng vào cuối năm 1994. Leeson theo đuổi chiến lược gấp thếp (doubling strategy), có nghĩa là mỗi khi thua lỗ ông đặt cược số tiền gấp đôi nhằm thu hồi khoản lỗ trước đó. Chiến thuật này từng giúp ông gỡ lại khoản lỗ 6 triệu bảng trong năm 1993, sau đó ông tự hứa sẽ không lạm dụng tài khoản lỗi nữa. Tuy nhiên, áp lực duy trì danh tiếng như một “thiên tài giao dịch” khiến Leeson tiếp tục che giấu tổn thất ngày càng lớn, đồng thời bịa ra nhiều lý do để yêu cầu bơm thêm vốn từ trụ sở chính tại London mà không bị nghi ngờ.

Thời điểm khởi đầu của sự sụp đổ diễn ra vào ngày 16/1/1995, khi Nick Leeson đặt cược theo chiến lược short straddle trên thị trường Singapore và Tokyo, tức là đánh cược rằng chỉ số chứng khoán Nhật Bản sẽ ít biến động qua đêm. Tuy nhiên, trận động đất Kobe vào rạng sáng ngày 17/1 đã khiến thị trường châu Á lao dốc mạnh nhấn chìm toàn bộ vị thế của Leeson. Để cứu vãn tình hình, ông tiếp tục đặt cược theo hướng ngược lại bằng chiến lược long-long arbitrage, kỳ vọng chỉ số Nikkei sẽ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, điều này không xảy ra.

Khi không còn khả năng kiểm soát tình hình, ngày 23/2, Leeson để lại lời nhắn “Tôi xin lỗi” rồi bỏ trốn khỏi Singapore. Đến thời điểm đó, khoản lỗ đã lên tới 827 triệu bảng (1,4 tỷ USD), gấp đôi tổng vốn giao dịch của Barings. Không thể giải cứu, ngân hàng thương mại lâu đời nhất nước Anh bị tuyên bố phá sản vào ngày 26/2/1995.

Sau hành trình trốn chạy qua Malaysia, Thái Lan và Đức, Leeson bị bắt tại Frankfurt và bị dẫn độ về Singapore vào tháng 11/1995. Tòa án Singapore kết án Leeson 6 năm rưỡi tù giam với tội danh gian lận tài chính, làm giả tài liệu và lừa dối cơ quan kiểm toán. Nhờ cải tạo tốt, ông được trả tự do vào tháng 7/1999 sau khi thụ án 4 năm 4 tháng. Trong thời gian ở tù, ông được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng nhưng may mắn vượt qua dù tiên lượng xấu.

Năm 1996, Leeson xuất bản tự truyện Rogue Trader, thuật lại toàn bộ vụ việc. Một bài đánh giá trên chuyên mục tài chính của The New York Times nhận xét: “Đây là một cuốn sách u ám, được viết bởi một người trẻ tuổi quá tự cao, nhưng nó đáng để các nhà quản lý ngân hàng và kiểm toán viên ở khắp nơi đọc”. Năm 1999, cuốn sách được chuyển thể thành bộ phim cùng tên với sự tham gia của Ewan McGregor và Anna Friel. Ngoài ra, sự kiện này còn là chủ đề của bộ phim tài liệu truyền hình Inside Story Special: £830,000,000 – Nick Leeson and the Fall of the House of Barings do Adam Curtis thực hiện vào năm 1996.

>> Xem thêm:

Vì sao Charlie Munger được coi là bộ não đằng sau thành công của Warren Buffett?

George Soros – Nhà tài phiệt đánh bại ngân hàng Anh và triết lý đầu tư táo bạo

Dan Larimer là ai? Hành trình xây dựng nền tảng blockchain và tầm nhìn tương lai

Bài học đúc kết từ sự thất bại của Nick Leeson

Nick Leeson đã khiến ngân hàng Barings sụp đổ chỉ với một loạt giao dịch rủi ro, đây là bài học kinh điển về lòng tham, sự che giấu và sai lầm trong quản lý rủi ro. Thất bại của ông không chỉ làm chấn động giới tài chính mà còn để lại những bài học quý giá cho bất kỳ ai tham gia đầu tư. Vậy từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra điều gì để tránh đi vào vết xe đổ?

Phân biệt rõ giữa cờ bạc và đầu tư

Từ sự thất bại của Nick, các bạn cũng thấy được ông là người nắm quyền chủ động nên có thể tạm dừng đầu tư khi nhận thấy khoản lỗ đang vài triệu USD. Thế nhưng, Nick Leeson lại không làm điều đó mà vẫn đâm đầu đặt cược chỉ số Nikkei 225 tăng, điều này làm cho khoản lỗ tăng nhiều hơn. Không những thế, Nick còn là một minh chứng rõ ràng cho một con bạc giả tạo thành một nhà đầu tư khi gian lận trong các báo cáo tài chính nhằm chiếm thêm nhiều tiền để đầu tư. Bạn nên biết rằng, ranh giới giữa cờ bạn và đầu tư là vô cùng nhỏ bé, nhất là thị trường Crypto. Do đó, các trader cần phải lên kế hoạch quản lý và cẩn trọng với những khoản lỗ.

Với những sai lầm của Nick đã khiến ông gánh chịu hậu quả nặng nề
Với những sai lầm của Nick đã khiến ông gánh chịu hậu quả nặng nề

Đừng đặt cái tôi của mình quá lớn

Trước khi mắc phải sai lầm, mọi người đều không hề phủ nhận tài năng của Nick, thậm chí ông còn thành công từ rất sớm. Cũng vì điều này mà Nick Leeson đã không thể kiểm soát được cái tôi của bản thân. Song song với đó, vì có được thành công khi còn trẻ nên không thể quản lý được sự tự tin đã nhanh chóng đưa ông vào thất bại.

Trên thị trường tiền mã hóa cũng tương tự, bạn cũng sẽ thấy được các nhà đầu tư thành công khi chỉ mới 18 – 22 tuổi mà đã sở hữu đến hàng triệu USD. Điều này không đến với họ quá lâu, những thất bại đáng nhớ sẽ ập đến vì chưa có cái nhìn kĩ về thị trường. Vậy nên, trước khi lựa chọn đầu tư vào một dự án hay sản phẩm nào đó, hãy bình tĩnh nhìn lại và đánh giá bản thân có bị cái tôi chiếm hữu hay không.

Tuy Nick Leeson là một nhân tài nhưng vì những sai lầm không đáng có mà để khoản nợ khổng lồ dần dần hình thành, điều này không chỉ ảnh hưởng riêng gì đến bản thân ông mà còn làm cho ngân hàng Barings sụp đổ. Với sự thất bại này, các bạn cũng có thêm nhiều bài học quý giá khi đầu tư. Hy vọng với bài viết trên của coin568 sẽ giúp các bạn có thêm thông tin cần thiết.

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *