Charlie Munger là ai? Quan điểm về tiền mã hoá từ Charlie Munger

Trong thế giới tài chính, Warren Buffett được xem như một huyền thoại sống không chỉ nhờ những thương vụ đầu tư xuất sắc, mà còn bởi triết lý sống giản dị và nguyên tắc vững vàng. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau thành công của ông là sự đồng hành của Charlie Munger – người cộng sự thân cận và cũng là chiến lược gia sắc bén đứng sau nhiều quyết định quan trọng. Vậy Charlie Munger là ai? Điều gì khiến ông được mệnh danh là “cánh tay phải” của Warren Buffett? Hãy cùng Coin568 khám phá qua bài viết này nhé.

Tìm hiểu cuộc đời của Charlie Munger

Ngay từ thời điểm Charlie Munger chào đời, ông đã sống một cuộc sống đầy khó khăn, nghèo khổ cùng với những lời bàn tán miệt thị. Ông có tên đầy đủ là Charles Thomas Munger sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1924 tại khu vực Omaha, Nebraska. Tuy gia đình ông đều là những người có học thức nhưng trải qua những ngày tháng sống khốn khổ. Cha ông là Alfred Case Munger – luật sư không mấy nổi tiếng, cho đến khi ông nội của Charlie Munger đảm nhận vị trí thẩm phán thì hoàn cảnh sống mới có thể thay đổi chút ít.

Vào khoảng thập niên 20-30 của thế kỷ trước, về giai cấp và tầng lớp xã hội là điều mà người dân Hoa Kỳ luôn đề cao, đặc biệt hơn là phân biệt chủng tộc. Chình vì điều này mà khi cậu còn nhỏ đã bị mọi người xung quanh chế nhiễu vì không có cuộc sống đầy đủ. Tuy nhiên, đây cũng là động lực để Charlie Munger thoát khỏi tình cảnh ấy khi luôn cố gắng hết mình từ lúc nhỏ.

Charlie Munger - Nhà đầu tư huyền thoại và là cánh tay phải của Warren Buffett
Charlie Munger – Nhà đầu tư huyền thoại và là cánh tay phải của Warren Buffett

Đến năm 1939, sự chăm chỉ của Charlie đã được đền đáp khi đậu vào trường Đại học Michigan. Thật đáng tiếc khi thời điểm ấy thế giới đang diễn ra cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai đầy khốc liệt, tuy Mỹ không phải là những phần tử nằm trong cuộc chiến tranh nhưng cũng có nhiều động thái phòng ngự khi chuẩn bị vũ trang và quân sự sẵn sàng chiến đấu. Một cậu thanh niên phải tạm từ bỏ việc học để đầu quân cho tổ quốc, trong khoảng thời gian này Charlie Munger trở thành một người chơi poker cừ khôi, chỉ trong 1 đêm mà ông có thể thu về số tiền nhiều hơn mức lương của sĩ quan quân đội làm việc trong 1 năm.

Những thay đổi đầy thăng trầm trong cuộc sống Charlie Munger

Charlie vẫn luôn nghĩ rằng bản thân sẽ hy sinh trong cuộc chiến tranh thảm khốc ấy, tuy nhiên ông còn sống sót và trở về cuộc sống thường ngày như bao người khác . Đến năm 1945 cuộc chiến tranh khép lại khi Hitler bỏ mạng và phe Trục đầu hàng bằng mọi giá. Khi mọi thứ dần trở về nhịp sống bình thường, khi ấy Charlie Munger đã 21 tuổi cũng giống như những cậu thiếu niên khác, ông đã gặp gỡ và bước qua ngưỡng cửa hôn nhân với người phụ nữ tên Nancy Huggins. Cứ ngỡ đây là người vợ răng long đầu bạc cùng với ông nhưng chỉ sau 8 năm sống chung, cả hai có những mâu thuẫn và tranh cãi gay gắt kéo dài đến năm 1953 và quyết định ly hôn.

Khi chấm dứt cuộc ly hôn, Charlie hầu như không nhận về bất cứ tài sản nào khi tòa tiến hành giải quyết, thậm chí ngay cả căn nhà cũng thuộc về người vợ Nancy. Thế nhưng, chính 3 “thiên thần nhỏ” của mình đã giúp ông vượt qua thời điểm đầy khó khăn ấy. Tuy nhiên, mọi chuyện đều không diễn ra như mong cầu khi tưởng rằng mình và 3 người con sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng không, khoảng 1 năm sau đứa con trai 8 tuổi là Ted Munger mắc phải căn bệnh ung thư bạch cầu, khi đó căn bệnh này không có phương pháp cứu chữa.

Hậu vận giàu có nhưng bi kịch bủa vây của Charlie Munger
Hậu vận giàu có nhưng bi kịch bủa vây của Charlie Munger

Ông cùng vợ cũ đã tìm mọi cách mong có phép màu xảy ra với cậu bé đáng thương ấy. Sau khi hết giờ làm việc, Charlie đều vội vã đến bệnh viện và chăm sóc cậu con trai của mình. Khi đó, người dân sinh sống tại con phố Pasadena mỗi ngày đều nhìn thấy cảnh Charlie Munger bước đi với những bước chân nặng nề và hai hàng lệ, vừa khóc cho người con trai yêu quý vừa khóc cho số phận bi thảm, những người ông yêu thương ngày càng xa rời ông.

Sau 1 năm phát hiện căn bệnh, cậu bé Ted Munger đã rời khỏi vòng tay chăm sóc của người thân và để lại những kỉ niệm đáng nhớ khiến Charlie Munger không bao giờ quên được. Dù lúc ấy vô cùng tăm tối nhưng Charlie vẫn kiên cường bước tiếp, sống vì đứa còn đã mất và cũng sống vì những đứa còn còn lại.

Vào năm 1956, Charlie Munger lựa chọn kết hôn một lần nữa, đây chính là người vợ thứ hai và là người cuối cùng trong hôn nhân, đó là bà Nancy Berry Borthwick. Cuộc sống chưa ổn định thì tin tức xấu ập đến, cha của Charlie là Alfred Case Munger qua đời tại Nebraska. Chính điều này mà Charlie quyết định trở về quê hương để phụ giúp gia đình. Tại đây, ông đã có cuộc gặp gỡ cùng với Warren Buffett, người này sẽ giúp Charlie thay đổi số phận bi thương của mình.

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Warren Buffett và Charlie

Trong một bữa ăn tối cùng với những người có quyền lực tại Nebraska, Charlie Munger đã có cơ duyên tiếp xúc và thân thiết cùng với Warren Buffett. Cũng không quá bất ngờ về sự thân thiết này khi Charlie là người hòa đồng, luôn tôn trọng những người xung quanh, đặc biệt là có tính cách thẳng thắn. Từ những lời khuyên quý giá của Warren mà đến năm 1962 Charlie đã cho xây dựng quỹ Wheeler, Munger & Co. Nhờ vào tài lãnh đạo, Charlie Munger đã giúp quỹ nhanh chóng phát triển và nhận về lợi nhuận gộp mỗi năm đến 20%, đây là một con số lớn trong thời điểm ấy. Quỹ Wheeler, Munger & Co vẫn hoạt động và không ngừng phát triển cho đến năm 1970, quỹ được sáp nhập cùng với Berkshire Hathaway.

Hai nhân vật dẫn đầu của Berkshire Hathaway là Warren Buffett và Charlie đều có những đặc điểm giống nhau khi cả hai đều hướng đến triết lý đầu tư của Benjamin Graham. Theo đuổi đầu tư dài hạn, cả hai ông trùm này đều lựa chọn những công ty có nền tảng vững chắc nhưng nằm ở mức giá thấp, điều này giúp họ thu về lợi nhuận lớn sau này.

Hai lãnh đạo của Berkshire Hathaway cùng theo triết lý đầu tư dài hạn của Benjamin Graham
Hai lãnh đạo của Berkshire Hathaway cùng theo triết lý đầu tư dài hạn của Benjamin Graham

Bên cạnh đó, tính an toàn là điều đã giúp cho mối làm ăn này trở nên hiệu quả như mong đợi, dù cho thị trường đang đối mặt với bong bóng Dotcom ở thập niên 90 nhưng Berkshire Hathaway lại không ảnh hưởng nhiều. Điều này là cho cả hai nhà lãnh đạo Berkshire Hathaway đều không am hiểu và hứng thú về công nghệ nên họ không lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực này.

Vào độ tuổi 50, Charlie đã nắm trong tay số tài sản khổng lồ và có cuộc sống hạnh phúc, giàu có bên gia đình. Niềm vui chưa được trọn vẹn bao lâu, vào năm 1974, Charlie Munger mắc phải căn bệnh dịch thủy tinh thể và bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật. Lúc bấy giờ, ngành y khoa đã có nhiều thay đổi tiên tiến nên căn bệnh mà ông mắc phải cũng dễ dàng được cứu chữa, cuộc phẫu thuật nhanh chóng diễn ra và thành công đến 99%. Số phận thật biết trêu đùa, khi Charlie lại rơi vào 1% thất bại do bộ phận mổ hôm ấy. Điều đáng buồn đã xảy ra khi mãi mãi về sau Charlie Munger chỉ có thể nhìn nhịp sống xung quanh bằng một con mắt.

Cách nhìn nhận của Charlie Munger về Crypto

Trước kia, Charlie Munger chẳng mấy mảy may đến tiền điện tử, ông còn không xem nó là một sản phẩm để đầu tư. Đến năm 2019, Charlie được mời tham gia vào sự kiện về tiền điện tử giấu tên, tuy nhiên ông không góp mặt và khẳng định rằng các trader Bitcoin “đang sống và làm việc như Judas Iscariot”. Bên cạnh đó, ông còn có những hành động không mấy thiện cảm đối với tiền điện tử trong buổi gặp thường niên diễn ra vào năm 2018 được tổ chức bởi Daily Journal Corporation.

Nguyên văn chia sẻ của Charlie Munger:

“Tôi cảm thấy rằng nhiều người đang là các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường tiền điện tử, đó là hoạt động vớ vẩn. Tương tự như một người nào đó đang trading với rác và bạn quyết định rằng mình không thể loại khỏi cuộc chơi”.

Charlie Munger có góc nhìn thẳng thắn về crypto, chỉ trích gay gắt và quan điểm bảo thủ
Charlie Munger có góc nhìn thẳng thắn về crypto, chỉ trích gay gắt và quan điểm bảo thủ

Đặc biệt, ông nói ra quan điểm rằng Hoa Kỳ nên nghiêm cấm tuyệt đối với tiền mã hóa như Trung Quốc, điều này giúp hạn chế những điều tiêu cực, giúp ổn định lại thị trường tài chính và bảo vệ quyền lợi khách hàng. Cho còn cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của tiền mã hóa là nhờ vào những thiếu sót bởi các quy định vì khi đó tiền điện tử chưa được xem là hàng hóa, tiền tệ hay chứng khoán.

Các bài học trong đầu tư mà Charlie Munger đối với thị trường tiền điện tử

Khác với doanh nhân thành đạt Warren Buffett, ông là người có xu hướng đầu tư giá trị và nhìn nhận ở các khía cạnh tích cực, còn với Charlies thì khác hoàn toàn. Khi làm quen hay tiếp cận đến một vấn đề nào đó, Charlie thường nhìn nhận chúng ở mặt xấu nhất, trong hoạt động đầu tư, trước một dự án hay lần hợp tác ngon nghẻ có khả năng phát triển cao, ông luôn tìm hiểu những điều tiêu cực thay vì số tiền ông nhận về sau chiến thắng. Chính yếu tố này đã kìm hãm được tính hiếu thắng của Warren giúp cả hai ngày càng phát triển và giàu có.

Vào năm 2021, thời điểm mà BTC đạt được mức giá 69 nghìn USD và nếu bạn quan tâm đến order book, đã xuất hiện nhiều giao dịch diễn ra dù cho 69 USD là ATH của Bitcoin. Qua đây cũng thấy được, mong muốn và đam mê làm giàu của các nhà đầu tư đã đặt đúng chỗ nhưng sai giá và sai thời điểm. Từ đây cũng rút ra được các bài học quý báu cho các trader trên Crypto, cụ thể:

Ham muốn đi cùng với suy nghĩ

Mong muốn giàu có và có cố gắng là điều tốt, có thể giúp các nhà đầu tư trở nên mạnh mẽ và phát triển trong tương lai. Thế nhưng, trước khi hành đồng điều gì đó bạn cần phải suy nghĩ chúng. Trên thị trường Crypto, không chỉ những yếu tố ảnh hưởng đến giá như sàn giao dịch, nhà đầu tư, cá voi,… mà nó còn xuất phát từ Market Maker là cá nhân hay đội ngũ niêm yết giá và có thể thu về toàn bộ tiền của trader. Chính vì thế, các bạn đừng vì hiệu ứng FOMO mà đua nhau thu mua đồng crypto, tốt nhất nên suy nghĩ thật kỹ rằng mức giá ở thời điểm đó có đáng để bản thân bỏ tiền ra hay không.

Vào năm 2000, đây là thời điểm tiêu cực đối với cổ phiếu và chứng khoán Hoa Kỳ khi thị trường xuất hiện bong bóng Dotcom và vỡ. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư trắng tay trong phút chốc. Tuy nhiên, Charlie vẫn không ảnh hưởng gì nhiều vì ông không am hiểu hoặc có thể đang tìm hiểu về lĩnh vực này. Nhiều nhà đầu tư cho rằng là do Charlie may mắn, trên thực tế tránh được đại hoạn ấy cũng là do tính an toàn và tư duy tiêu cực đã giúp ông.

Nên đầu tư khi biết mình đang đầu tư về cái gì

Một bài học mà các nhà đầu tư cần phải có đó là nên biết bản thân đang đầu tư cái gì. Việc bản thân Charlie không đầu tư vào cổ phiếu công nghệ hot nhất ở năm 2000 là do ông không biết gì về nó. Cũng giống như các nhà đầu tư mới hiện nay, mọi người luôn chăm chăm nhìn vào sự giàu có, vẻ ngoài sang trọng của nhà đầu tư thành đạt mà chạy theo tham gia vào Crypto. Trong khi đó, họ lại không biết bản thân đang đầu tư gì và muốn gì khi tham gia tiền mã hóa, điều này chỉ khiến họ thua lỗ mà thôi.

Ngày 28 tháng 11 năm 2023, Phó chủ tịch Berkshire Hathaway – Charlie Munger đã qua đời và hưởng thọ 99 tuổi, ông ra đi tại bệnh viện thuộc California. Sau khi qua đời, phó tướng của Warren Buffett đã để lại cho gia đình số tiền lên đến 2.6 tỷ USD.

Charlie Munger là một trong những người có đóng góp vô cùng quan trọng về doanh thu của công ty Berkshire Hathaway. Mọi người không chỉ biết đến ông là người tài giỏi trong đầu tư mà còn là người thông minh, tốt bụng và khiêm tốn. Dù cho lúc nghèo khổ hay giàu có thì ông vẫn như vậy không chút thay đổi.

>> Xem thêm:

George Soros là ai? Nhà đầu tư huyền thoại hay “kẻ phá hoại” thị trường?

Dan Larimer – Người đứng sau EOS, BitShares và Steemit là ai?

Nick Leeson: Người khiến ngân hàng Barings sụp đổ chỉ với một thương vụ sai lầm

Các mảnh ghép trong lời khuyên của Charlie Munger

Với toàn bộ thông tin trên chắc hẳn bạn cũng biết được Charlie Munger là ai và cơ duyên giúp ông trở nên thành công đến vậy. Tiếp theo đây, coin568 sẽ đưa bạn đi tìm hiểu những mảnh ghép trong lời khuyên của Charlie Munger:

Những mảnh ghép trong triết lý đầu tư và cuộc sống của Charlie Munger
Những mảnh ghép trong triết lý đầu tư và cuộc sống của Charlie Munger

Cách để bản thân đạt được điều mình muốn là gì?

Trên cuộc đời có hai cách để sinh tồn, một là tìm kiếm bên ngoài, cố gắng đạt được kỳ vọng của người khác và được người khác công nhận thành tích ấy. Hai là tập trung hoàn thiện bản thân và cố gắng nâng cao giá trị của chính mình.

Charlie Munger còn cho rằng cách tốt nhất để đạt được một thứ gì đó mà mình muốn là nâng tầm bản thân và làm cho bản thân xứng đáng với thứ đó.

Chẳng hạn, nếu bạn mong muốn có được Công chúa, thì đầu tiên bạn phải cố gắng để bản thân trở thành Hoàng tử. Nếu không làm được, có thể Lọ Lem cũng sẽ từ chối bạn, vì Lọ Lem thích Hoàng tử.

Làm cách nào để có được thành công trong cuộc sống?

Trước tiên, các bạn nên tìm hiểu thứ gì đã khiến bản thân mình thất bại trong cuộc sống, sau đó tìm cách tránh xa chúng.

Suy nghĩ ngược là cách mà Charlie munger rất yêu thích.

Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn có được thành công trong cuộc sống, tốt nhất hãy học cách khó khăn và đau khổ trong cuộc sống. Nếu bạn muốn biết cách giúp công ty đó phát triển thì hãy nên tìm hiểu cách công ty đó đã từng thất bại.

Đến sớm hơn người khác

Trong các buổi hẹn hò, Charlie luôn là người đến trước tiên. Khi đến nơi ông ấy không làm những chuyện vô nghĩa thay vào đó lấy tờ báo đã chuẩn bị trước và đọc.

Trong trường hợp đi công tác muộn, ông luôn xin lỗi, thậm chí đối phương nhỏ tuổi hơn mình rất nhiều.

Những người thông minh thường hay đọc sách mỗi ngày

“Tôi chưa bao giờ gặp người thông minh nào mà không đọc sách mỗi ngày, chưa một ai cả”.

Charlie luôn mang theo bên mình một cuốn sách và đọc chúng một cách cẩn thận dù đang ở bất kỳ đâu.

Bên cạnh đó, ông còn rất yêu thích tiểu sử. Ông cho rằng nếu có thể làm quen với “những vĩ nhân đã khuất”, bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn và môi trường học tập tốt hơn.

Theo như những gì mà Charlie Munger từng nói, không có người thông minh nào mà ông từng gặp qua lại không đọc sách mỗi ngày. Ông cũng từng có chia sẻ về người bạn, đối tác chính là Warren rằng, “Warren đã dành riêng một nửa thời gian để đọc sách và thời gian rảnh còn lại để giao tiếp với những người có năng lực, một số người liên lạc qua điện thoại và một số tại công ty”.

Tập trung

Đối với những vấn đề nhỏ, Charlie thường chuyên tâm vào suy nghĩ của mình và có thể hạn chế sự tác động từ bên ngoài đối với mọi trường hợp. Nhờ vào yếu tố này đã giúp Charlie Munger trở nên thành công và giàu có.

Không nên đưa ra giới hạn cho bản thân

Ông là người có nhiều kiến thức và tập trung tiếp thu những kiến thức bổ ích, không có bất kỳ giới hạn nào trong quan điểm của Charlie.

Bên cạnh đó, ông cũng không đồng tình với các tư tưởng nghiêm túc: “Tôi có một nguyên tắc cố định là cảm thấy bản thân không đủ trình độ để đưa ra quan điểm, chỉ khi tôi bác bỏ quan điểm của mình tốt hơn so với đối phương”.

Ông còn cho rằng những hạn chế liên quan đến kỷ luật và tư tưởng sẽ là rào cản lớn cho sự phát triển.

Không tủi thân

Đối với một người, việc thương hại bản thân chẳng mang lại lợi lộc gì cả. Mỗi khi bạn thấy tủi thân, dù cho nguyên nhân gì, dù kể cả bạn sắp chết vì căn bệnh quái ác, thì nên ghi nhớ rằng tủi thân không có lợi ích gì.

Thậm chí, tủi thân sẽ mang đến cho bạn những điều tiêu cực, một suy nghĩ không đúng đắn, nếu có thể bỏ qua yếu tố này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn so với người khác.

Thứ hai, ông luôn yêu thích rắc rối vì điều này mang lại nhiều điều tốt cho Charlie.

“Mỗi bất hạnh sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt để thể hiện bản thân, mỗi bất hạnh sẽ mang lại cho họ nhiều điều để học hỏi, vì thế bạn không cần phải tủi thân mà thay vào đó đối diện với chúng và tìm cách giải quyết”.

Kiếm tiền nhờ vào ghi nhớ các điều cơ bản

98% thời gian, thái độ của chúng ta với thị trường chứng khoán là sự chấp nhận thấu hiểu của bản thân. Kiếm tiền nhờ vào việc ghi nhớ những điều cơ bản thay vì nắm chắc những điều sâu sắc.

Đầu tư tiền vào những dự án tiềm năng và chờ đợi cơ hội tốt nhất (tuy nghe qua có vẻ đơn giản nhưng không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể làm được điều này).

Cách để duy trì tình bạn?

Nếu bạn mượn xe của người khác, đừng quên đổ xăng và trả lại.

Từng có người hỏi Charlie rằng “Làm thế nào để tôi có thể thành công như bạn?”

Charlie đáp rằng: Mỗi khi thức dậy, hãy cố gắng thông minh hơn ngày hôm qua. Thực hiện tốt các nhiệm vụ một cách xuất sắc và cẩn thận. Mỗi ngày bạn sẽ tiến bộ hơn trước, không yêu cầu bạn phải nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo một nền móng vững chắc và phát triển nhanh.

Kết quả, họ sẽ nhận về những gì mà họ mong muốn nếu bạn sống đủ lâu.

Làm cách nào để nổi bật trong một lĩnh vực nào đó?

Đầu tiên, bạn phải có đam mê và niềm tin đối với lĩnh vực đó, “Tôi sẽ không làm tốt nếu không có đam mê”.

Thứ hai, Charlie cũng chấp nhận rằng cuộc sống mang tính cạnh tranh cao. Bạn không mong muốn 1 trong 50 người bác sĩ tiến hành phẫu thuật theo lịch trình thiết lập sẵn và chọn ngẫu nhiên để phẫu thuật cho con bạn. Giống vậy, để có được thành tích cao bạn cần phải là người đó.

Cuối cùng, bạn phải thật chăm chỉ. “Tôi chỉ thích làm việc với những người chăm chỉ, những đối tác mà tôi từng làm việc đều rất chăm chỉ”.

Toàn bộ thông tin mà coin568 đã mang đến cũng giúp các bạn nắm được Charlie Munger là ai và quan điểm của ông đối với thị trường tiền điện tử. Tuy cuộc sống mang đến cho ông rất nhiều đau khổ khi người thân lần lượt ra đi nhưng ông vẫn luôn cố gắng sống từng ngày, với sự cố gắng đã mang lại của Charlie kết quả xứng đáng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được những thông tin cần thiết nhất.

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *